"Tăng cường dạy và học theo hướng phát triển năng lực của học sinh"
Như vậy, theo quy định của Bộ, học sinh phải tham gia dự thi bắt buộc môn Ngoại ngữ, đối với tỉnh Gia Lai chúng ta là môn Tiếng Anh. Nhưng đồng thời Bộ cũng có quy định những học sinh không học ngoại ngữ hoặc học ngoại ngữ trong điều kiện không đảm bảo thì có thể thi một môn tự chọn khác để thay thế. Bên cạnh đó cũng có quy định những học sinh nào có chứng chỉ ngoại ngữ theo đúng quy định của Bộ thì sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Nét mới của kỳ thi là môn Ngoại ngữ sẽ thi trong 90 phút và 100% trắc nghiệm, tức là không có phần thi viết như trước đây.Từ năm 2015, Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) thành một kỳ thi gọi là kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả kỳ thi này dùng để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi 4 môn tối thiểu, trong đó gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
- Theo ông, quy định bắt buộc thi môn Ngoại ngữ có “gây khó” cho thí sinh Gia Lai khi mà nhiều năm qua chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đồng đều?
Gia Lai là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm khoảng 41%. Dù vậy, trong những năm qua, Sở Giáo dục-Đào tạo đã tăng cường chỉ đạo việc dạy và học môn Tiếng Anh cho các trường phổ thông. Đến thời điểm này, 100% học sinh trên địa bàn tỉnh đều học Tiếng Anh hệ 7 năm. Cách đây 3 năm, Sở cũng mạnh dạn đăng ký với Bộ xin dạy Tiếng Anh thí điểm theo chuẩn châu Âu ở một số vùng thuận lợi. Đến thời điểm này, học sinh Gia Lai ở những vùng thuận lợi hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu của chương trình Tiếng Anh thí điểm này.
Mặc dù vậy, để đạt được kế quả cao ở môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo việc dạy và học Tiếng Anh ở các trường THPT trong toàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo các trường THPT ở vùng thuận lợi giao lưu, kết nghĩa, tổ chức hội thảo với những trường vùng khó khăn. Mục đích cuối cùng là làm sao việc dạy và học Tiếng Anh ngày càng xích lại gần hơn với các trường thuận lợi.
- Ông đánh giá như thế nào về những ưu điểm của kỳ thi “hai trong một” này?
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ tạo nhiều thuận lợi. Thứ nhất, gia đình học sinh và xã hội giảm bớt tốn kém về tài chính, thời gian, học sinh cũng đỡ áp lực về mặt thi cử. Thứ hai, trong kỳ thi này, căn cứ vào kết quả thì học sinh mới đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ; điều này sẽ giúp học sinh lựa chọn vào học ở những trường sát với năng lực của mình hơn. Thứ ba, trong kỳ thi THPT quốc gia, những thí sinh nào không học ngoại ngữ hoặc học ngoại ngữ trong điều kiện không đảm bảo thì sẽ được chọn một môn tự chọn khác để thay thế, như vậy việc thi ngoại ngữ không trở thành áp lực quá lớn đối với học sinh, nhất là học sinh những vùng khó khăn. Thứ tư, trong kỳ thi này, những học sinh không sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ thì được dự thi ở hội đồng coi thi địa phương (do Sở Giáo dục-Đào tạo phối hợp với trường ĐH tổ chức tại địa phương). Điều này giúp cho học sinh bớt đi lại và bớt tốn kém về mặt tài chính.
- Đến nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này diễn ra như thế nào, thưa ông?
Ngay sau khi Bộ ban hành quyết định về kỳ thi, Sở đã triển khai, phổ biến toàn bộ những thông tin về kỳ thi đến các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở. Đồng thời Sở cũng chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm triển khai, phổ biến những nội dung này đến giáo viên và học sinh và phụ huynh.
Thời gian tới, Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường dạy và học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, để làm sao học sinh Gia Lai đáp ứng được với những nội dung của kỳ thi sắp tới. Bên cạnh đó là chỉ đạo các đơn vị trong việc ra đề kiểm tra, đánh giá, tập trung kiểm tra kỹ năng vận dụng năng lực của học sinh để trả lời. Vì vậy cần tăng cường những câu hỏi ở các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trong đó số lượng câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao chiếm số lượng nhiều hơn so với những năm trước; tăng các đề kiểm tra dạng mở, các câu hỏi có nội dung tích hợp liên môn để đánh giá học sinh.
- Xin cảm ơn ông!
- Ông đánh giá như thế nào về những ưu điểm của kỳ thi “hai trong một” này?
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ tạo nhiều thuận lợi. Thứ nhất, gia đình học sinh và xã hội giảm bớt tốn kém về tài chính, thời gian, học sinh cũng đỡ áp lực về mặt thi cử. Thứ hai, trong kỳ thi này, căn cứ vào kết quả thì học sinh mới đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ; điều này sẽ giúp học sinh lựa chọn vào học ở những trường sát với năng lực của mình hơn. Thứ ba, trong kỳ thi THPT quốc gia, những thí sinh nào không học ngoại ngữ hoặc học ngoại ngữ trong điều kiện không đảm bảo thì sẽ được chọn một môn tự chọn khác để thay thế, như vậy việc thi ngoại ngữ không trở thành áp lực quá lớn đối với học sinh, nhất là học sinh những vùng khó khăn. Thứ tư, trong kỳ thi này, những học sinh không sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ thì được dự thi ở hội đồng coi thi địa phương (do Sở Giáo dục-Đào tạo phối hợp với trường ĐH tổ chức tại địa phương). Điều này giúp cho học sinh bớt đi lại và bớt tốn kém về mặt tài chính.
- Đến nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này diễn ra như thế nào, thưa ông?
Ngay sau khi Bộ ban hành quyết định về kỳ thi, Sở đã triển khai, phổ biến toàn bộ những thông tin về kỳ thi đến các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở. Đồng thời Sở cũng chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm triển khai, phổ biến những nội dung này đến giáo viên và học sinh và phụ huynh.
Thời gian tới, Sở Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường dạy và học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, để làm sao học sinh Gia Lai đáp ứng được với những nội dung của kỳ thi sắp tới. Bên cạnh đó là chỉ đạo các đơn vị trong việc ra đề kiểm tra, đánh giá, tập trung kiểm tra kỹ năng vận dụng năng lực của học sinh để trả lời. Vì vậy cần tăng cường những câu hỏi ở các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trong đó số lượng câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao chiếm số lượng nhiều hơn so với những năm trước; tăng các đề kiểm tra dạng mở, các câu hỏi có nội dung tích hợp liên môn để đánh giá học sinh.
- Xin cảm ơn ông!
Phương Duyên
Chuyên mục:
BaoGiaLai